Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 10 2023 lúc 6:19

HS chủ động hoàn thành bài tập.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 17:11

"Trí khôn của ta đây" là câu chuyện dân gian hết sức thú vị, ca ngợi trí thông minh của con người.

Chuyện kể rằng có một con hổ thấy trâu đang bị con người bắt cấy cày. Đợi trâu được nghỉ, hổ mới lân la ra hỏi:

- Sao trông anh to khỏe thế mà lại bị con người đánh đập vậy?

Trâu trả lời rằng:

- Đấy là do con người có trí khôn đấy anh ạ.

Hổ lấy làm lạ lắm, bèn hỏi lại:

- Trí khôn là gì thế hở anh? Nó trông như thế nào nhỉ?

Trâu đáp lại:

- Trí khôn thì là trí khôn chứ còn là gì? Nếu anh muốn biết rõ hơn hãy đi hỏi con người ấy.

Con hổ bèn tiến lại gần người nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, có thể cho tôi xem một chút được không?

Người nông dân bèn đáp ngay:

- Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi chạy về nhà lấy ra cho anh xem. Nếu anh cần, tôi sẽ cho anh một ít. À, anh hãy để tôi trói anh lại gốc cây, không kẻo lúc tôi về, anh lại ăn mất trâu của tôi mất.

Hổ gật gù đồng ý. Người nông dân trói hổ thật chặt xong, anh liền chất rơm xung quanh đó, châm lửa và quát lớn:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Hàm răng trên của nó đập vào đá bèn gãy mất không còn một cái nào. Hổ đau đớn quằn quại. Lửa cháy làm đứt dây trói, hổ liền chạy nhanh vào rừng.

Sau khi đọc câu chuyện này, em đã biết lí do trâu không còn hàm răng ở trên và vì sao lưng hổ có rất nhiều vết vằn. Em cũng rất khâm phục tài trí của anh nông dân đã khiến con hổ sợ hãi, không còn dám bén mảng tới gần loài người nữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:53

Tham khảo

Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể về một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ. Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

Bình luận (0)
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:53

Tham khảo
Em đọc soát và chỉnh sửa. 

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
27 tháng 9 2023 lúc 21:23

tham khảo:

Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.

Bình luận (0)
Trần Duy Phong
15 tháng 4 lúc 19:54

d

 

 

 

 

Bình luận (0)
Trần Duy Phong
15 tháng 4 lúc 19:55

còn ít văn nữa không

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 14:22

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 16:09

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

1.
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

Bình luận (0)
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

2. Em sửa lỗi đoạn văn nếu có. 

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 17:26

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
18 tháng 9 2023 lúc 23:13

Tham khảo

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.

Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”

Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.

Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.

Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

Bình luận (0)